Skip to main content

So sánh CISA, NIST và  ISO 27001:2022 Frameworks

Khám phá ManageEngine Cyber Security

Chuyên gia chúng tôi chia sẻ minh họa sự giống và khác nhau giữa Information Security, Network Security, CybersecurityZero Trust dựa trên các tiêu chuẩn và hướng dẫn từ các khung pháp lý CISA, NIST frameworks và ISO 27001:2022.

  • CISA Framework: tập trung vào bảo vệ hạ tầng quan trọng, an ninh mạng quốc gia và đảm bảo bảo mật thông tin của tổ chức / doanh nghiệp.
  • NIST Framework: đưa ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn về bảo mật thông tin nhằm giúp tổ chức , doanh nghiệp quản trị và giảm thiểu rủi ro an ninh mạng.
  • ISO 27001:2022: là tiêu chuẩn quốc tế quy định hệ thống Quản lý An ninh Thông tin (ISMS) bảo vệ dữ liệu và thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp.
Tiêu chí  Information Security Network Security Cybersecurity Zero Trust
 CISA Framework Bảo vệ thông tin khỏi truy cập, thay đổi, hoặc phá hủy trái phép, bao gồm các biện pháp bảo mật vật lý và kỹ thuật số.Tập trung vào bảo vệ mạng và các thành phần bên trong mạng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn và tấn công.  Bảo vệ toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin khỏi tấn công mạng, bao gồm cả thông tin, hệ thống và người dùng. Mô hình bảo mật không tin tưởng bất kỳ thực thể nào bên trong hoặc bên ngoài mạng, yêu cầu xác thực liên tục.
NIST Framework Bảo vệ tài sản thông tin và dữ liệu thông qua các biện pháp như mã hóa, kiểm soát truy cập, và giám sát hệ thống. Bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng như router, firewall, và các dịch vụ mạng quan trọng khỏi các mối đe dọa mạng. Đảm bảo an ninh cho hệ thống mạng và bảo vệ dữ liệu số khỏi tấn công và rủi ro.Không cho phép bất kỳ thiết bị, người dùng hoặc ứng dụng nào truy cập mà không xác minh danh tính và quyền hạn. 
ISO 27001:2022 Quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế với việc bảo vệ tính toàn vẹn, tính bảo mật và tính sẵn sàng của dữ liệu.Bảo mật các liên kết và truyền thông giữa các hệ thống trong tổ chức để đảm bảo tính an toàn và tính toàn vẹn. Xác định và giảm thiểu các rủi ro an ninh mạng liên quan đến thông tin số và hệ thống kỹ thuật số.  Tiêu chuẩn hóa việc không tin tưởng bất kỳ điểm truy cập nào vào mạng, yêu cầu xác thực và giám sát liên tục.
 Giống nhau Tất cả đều liên quan đến việc bảo vệ thông tin và hệ thống khỏi các mối đe dọa và rủi ro, nhấn mạnh vào việc quản lý truy cập, giám sát và bảo vệ dữ liệu.Đều có liên quan đến việc kiểm soát và bảo vệ hệ thống mạng khỏi sự tấn công hoặc truy cập trái phép.  Các lĩnh vực đều hướng tới bảo vệ dữ liệu số và hệ thống thông tin khỏi các cuộc tấn công mạng và rủi ro bảo mật. Cả ba framework đều thừa nhận sự cần thiết của mô hình Zero Trust để tăng cường bảo mật toàn diện trong môi trường IT.
 Khác nhau Information Security tập trung vào toàn bộ phạm vi thông tin (cả vật lý và số hóa). Network Security chỉ tập trung vào bảo mật mạng và thiết bị kết nối mạng. Cybersecurity có phạm vi rộng hơn Network Security, bao gồm cả bảo mật thông tin và người dùng trong hệ thống số. Zero Trust là một cách tiếp cận cụ thể để thực thi bảo mật, không tin tưởng mặc định và yêu cầu xác thực chặt chẽ hơn.

Dưới đây cũng là minh họa về đánh giá mức độ sẵn sàng các yêu cầu của Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin của Tổ chức nhằm tuân thủ 93 biện pháp kiểm soát theo ISO 27001:2022 (thiết lập, triển khai, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì và cải tiến) - tóm tắt trong hình sau:

Vui lòng tham khảo gói Giải pháp ManageEngine Cyber Security bao gồm triển khai hệ thống bảo mật SIEM, DLP (Data Loss Prevention), hệ thống quản lý lỗ hổng và phần mềm mã hóa cùng trang Dịch vụ và Giải pháp hoặc  liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi về yêu cầu thực tiễn tại doanh nghiệp của anh chị.