Skip to main content
  • Tuân thủ NĐ13/CP 

    Bằng cách triển khai ManageEngine Log360, Password Manager Pro, MFA, Endpoint Central, Firewall Analyzer và ADSelfService Plus, doanh nghiệp đồng thời nâng cao khả năng bảo mật và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý trong NĐ13/CP, giúp tạo dựng môi trường làm việc an toàn, tin cậy và chuyên nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh doanh bền vững trong kỷ nguyên số.

Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân được Chính phủ thông qua vào ngày 17/04/2023 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023. Đây là văn bản pháp lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân trong lãnh thổ Việt Nam. Đây là một bước tiến lớn trong việc thiết lập một khung pháp lý toàn diện để bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của công dân trong bối cảnh số hóa ngày càng phát triển.

I. Các yêu cầu chính của NĐ 13-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam:

1. Quyền của chủ thể dữ liệu:

  • Truy cập và sao chép: Chủ thể dữ liệu có quyền truy cập và nhận bản sao dữ liệu cá nhân của mình.
  • Chỉnh sửa và cập nhật: Quyền yêu cầu chỉnh sửa hoặc cập nhật dữ liệu cá nhân không chính xác hoặc không đầy đủ.
  • Xóa dữ liệu: Quyền yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân khi không còn cần thiết cho mục đích thu thập.
  • Hạn chế xử lý: Quyền yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân trong một số trường hợp cụ thể.
  • Phản đối xử lý: Quyền phản đối việc xử lý dữ liệu cá nhân vì lý do chính đáng.
  • Khiếu nại và bồi thường: Quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường khi dữ liệu cá nhân bị xử lý trái phép.

2. Trách nhiệm của bên xử lý dữ liệu:

  • Thu thập và xử lý hợp pháp: Phải thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng pháp luật, minh bạch và chỉ cho các mục đích cụ thể, hợp pháp.
  • Bảo mật dữ liệu: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý phù hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi mất mát, lạm dụng hoặc truy cập trái phép.
  • Thông báo sự cố: Phải thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền và chủ thể dữ liệu khi xảy ra sự cố bảo mật dữ liệu.
3. Chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài:
  • Điều kiện chuyển giao: Dữ liệu cá nhân chỉ được chuyển ra nước ngoài khi đảm bảo các điều kiện về an toàn thông tin và có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.
  • Bảo đảm mức độ bảo vệ: Quốc gia nhận dữ liệu phải có mức độ bảo vệ dữ liệu tương đương hoặc cao hơn so với quy định của Việt Nam.
4. Xử lý vi phạm:
Biện pháp xử phạt: Quy định các hình thức xử phạt hành chính và hình sự đối với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, bao gồm các biện pháp xử lý vi phạm cụ thể.
Trách nhiệm bồi thường: Bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ thể dữ liệu nếu gây ra tổn thất.
5. Báo cáo và kiểm tra:
  • Báo cáo định kỳ: Các tổ chức, cá nhân xử lý dữ liệu phải báo cáo định kỳ về tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân cho cơ quan quản lý nhà nước.
  • Kiểm tra và thanh tra: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Nghị định 13/2023/NĐ-CP tạo ra khung pháp lý quan trọng để bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo quyền riêng tư của công dân và góp phần xây dựng môi trường pháp lý an toàn cho các hoạt động liên quan đến dữ liệu tại Việt Nam.

Qua quá trình lâu dài làm việc cùng chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi hiểu rõ các yêu cầu chính của Nghị định cũng như thách thức trong việc tuân thủ nghị định 13 - từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng tuân thủ, đồng thời đảm bảo an ninh an toàn hệ thống mạng doanh nghiệp và tổ chức.

II. Giới thiệu về ManageEngine

ManageEngine là một bộ phận trực thuộc Zoho Corporation, chuyên cung cấp các giải pháp quản trị CNTT trong doanh nghiệp. ManageEngine được thành lập vào năm 2002 và kể từ đó đã phát triển một loạt các công cụ và giải pháp để giúp các tổ chức quản lý hạ tầng IT, bảo mật mạng, và cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động.

Các sản phẩm của ManageEngine được sử dụng bởi hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn thế giới, từ các công ty nhỏ đến các tập đoàn lớn. Các nhóm giải pháp của ManageEngine cung cấp bao gồm:

  1. Quản lý Mạng và Máy chủ (Network and Server Management)
  2. Quản lý Hạ tầng IT (IT Operations Management)
  3. Quản lý Thiết bị Đầu Cuối (Endpoint Management)
  4. Quản lý Danh tính và Truy cập (Identity and Access Management)
  5. Quản lý Bảo mật (Security Management)
  6. Quản lý IT Service & dịch vụ doanh nghiệp (IT Service Management & ESM)
  7. Quản lý Sự kiện và Hệ thống (Event and System Management)

Từ 2005, i3 JSC cùng đối tác hợp tác và triển khai thành công các giải pháp Quản trị CNTT đến hơn 500 Ngân hàng, Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có tư vấn từng sản phẩm, gói giải pháp ManageEngine và khả năng đáp ứng tuân thủ với từng điều khoản tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP với 01 ví dụ với gói giải pháp ManageEngine Log360:

  • Thu thập và lưu trữ nhật ký: Thu thập và lưu trữ nhật ký từ nhiều nguồn khác nhau như hệ điều hành, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và thiết bị mạng để tạo một nguồn dữ liệu tập trung.
  • Phân tích và xử lý nhật ký: Phân tích dữ liệu nhật ký để nhận biết các sự cố bảo mật, xác định hành vi bất thường và phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn.
  • Phát hiện xâm nhập và phản ứng: Phát hiện và cảnh báo về các hành vi xâm nhập, các cuộc tấn công hoặc việc sử dụng không được ủy quyền, sau đó kích hoạt các biện pháp phản ứng tự động hoặc cung cấp cảnh báo cho nhân viên quản trị.
  • Tuân thủ quy định và báo cáo: Cung cấp các báo cáo và phân tích về tuân thủ các quy định bảo mật như GDPR, HIPAA, PCI DSS và nhiều hơn nữa, giúp tổ chức duy trì tuân thủ và chuẩn mực bảo mật.
  • Giám sát hệ thống và sự kiện thời gian thực: Theo dõi các sự kiện và hoạt động trên hệ thống trong thời gian thực để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa ngay lập tức.
  • Phân tích hành vi người dùng: Theo dõi và phân tích hành vi của người dùng để nhận biết các hành vi đe dọa hoặc bất thường, giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên trong.
  • Quản lý sự kiện và sự cố: Quản lý và theo dõi các sự kiện và sự cố bảo mật từ một giao diện tập trung, giúp tổ chức nắm bắt và xử lý các vấn đề bảo mật một cách hiệu quả.

II. Dự kiến triển khai

Xác định Phạm vi triển khai (SoW): phạm vi của giải pháp, bao gồm số lượng thiết bị, số lượng người dùng và các tính năng cụ thể được triển khai.

  1. Tình trạng hiện tại của hạ tầng IT: Nếu hạ tầng IT của tổ chức đã được chuẩn bị sẵn sàng và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật, thời gian triển khai có thể ngắn hơn.
  2. Độ phức tạp của quá trình triển khai: Cài đặt và cấu hình giải pháp, tích hợp với các hệ thống hiện có, và việc đào tạo nhân viên đều có thể ảnh hưởng đến thời gian triển khai.
  3. Tổ chức và nguồn lực: Sự sẵn có của nhân viên IT có kỹ năng và kinh nghiệm để triển khai giải pháp, cũng như sự hỗ trợ từ nhà cung cấp và nguồn lực tài chính có thể ảnh hưởng đến thời gian triển khai.
Dưới đây là một ước lượng thời gian dự kiến cho quá trình triển khai:
  • Đánh giá và lựa chọn giải pháp: 1-2 tuần
  • Triển khai và cấu hình: 4-6 tuần
  • Đào tạo nhân viên: 1 tuần
  • Kiểm tra và đánh giá: 1 tuần